Chọn danh mục tin tức

Cách thức hoạt động của bộ đàm

17-06-2022, 8:24 am

Nguyên lý hoạt động của bộ đàm là gì ?

Để giải đáp về nguyên lý hoạt động của bộ đàm, thì bản chất bộ đàm chính là bộ máy thu phát vô tuyến hai chiều liên lạc thoại, dùng để liên lạc thoại giữa một máy với nhiều máy khác bằng truyền sóng vô tuyến.

Máy bộ đàm có thể kết nối 1-1 hoặc có thể kết nối cùng lúc với nhiều máy khác nhau. Khi một bộ đàm truyền âm thanh, nhiều máy bộ đàm khác cũng có thể nghe thấy. Điểm nổi bật trong nguyên lý hoạt động của bộ đàm là luôn có phím "Nhấn để nói" PTT giúp người sử dụng dễ dàng liên lạc tức thì khi cần thiết mà không cần phải thao tác nhiều và mất thời gian như các thiết bị di động khác.

Phân loại bộ đàm:

  • Phân loại theo tần số: bộ đàm gồm có các tần số cơ bản MF/HF, VHF, UHF.
  • Phân loại theo tính cơ động: bộ đàm cầm tay, bộ đàm lưu động, bộ đàm cố định.
  • Phân loại theo ứng dụng thực tiễn: bộ đàm trên bộ, bộ đàm hàng hải, bộ đàm hàng không...
  • Phân loại theo mức độ kết nối: đơn vùng và đa vùng.
  • Phân loại theo tính chất công nghệ: hiện nay bộ đàm kỹ thuật số đang chiếm ưu thế và được sử dụng rộng rãi.

Sơ đồ mạch mạch máy bộ đàm

Trong sơ đồ mạch mạch máy bộ đàm, băng tần UHF/VHF là thành phần quan trọng quyết định khả năng thu phát trong từng môi trường làm việc khác nhau.

- VHF là loại tín hiệu có phổ tần thấp (136 - 174MHz), bước sóng cao khiến cho tín hiệu của máy bộ đàm có thể truyền đi xa hơn so với UHF. Tuy nhiên, nó sẽ không thể xuyên qua những vật cản dày và cứng như kim loại hay chất liệu bê tông tốt. Máy bộ đàm có băng tần VHF chỉ phù hợp với môi trường ngoài trời.

- UHF là loại tín hiệu có phổ tần cao (403 - 470MHz). Nhờ UHF mà máy bộ đàm có thể truyền qua những dạng địa hình trắc trở hay các vật cản bằng bê tông, kim loại. Vì thế mà máy bộ đàm có sóng tần UHF được ứng dụng trong môi trường đô thị và các toà nhà cao tầng, nơi rừng núi,...

Cấu tạo của máy bộ đàm gồm 4 bộ phận chính, cụ thể:

  • Máy phát:

Đây là bộ phận đảm nhiệm vai trò khuếch đại tín hiệu MIC và tạo tần số dao động sóng mang. Bộ phận này khiến cho cho tín hiệu truyền đi được rõ hơn, đồng thời lọc các tín hiệu bị nhiễu khi thu vào. Bên cạnh đó, máy phát có khả năng mã hóa tín hiệu truyền đi.

  • Máy thu:

Bộ phận này có nhiệm vụ thu sóng của các máy bộ đàm khác trong cùng hệ thống tín hiệu. Ngoài việc thu sóng thì máy thu còn được dùng để giải mã tín hiệu.

  • Chuyển đổi tín hiệu:

Đây là bộ phận nhận tín hiệu từ bộ phận thu, sau đó chuyển đổi thành âm thanh phát qua loa để chúng ta có thể nghe được. Bộ chuyển đổi tín hiệu còn là công cụ giúp chuyển tín hiệu âm thanh thành tín hiệu điện truyền đi trong kênh đàm thoại.

  • Nguồn điện:

Như các thiết bị điện tử khác, nguồn điện của máy bộ đàm là bộ phận cung cấp năng lượng cho máy có thể hoạt động ổn định trong quá trình liên lạc giữa các thiết bị với nhau.

  • Phụ kiện kèm theo:

- Anten: sử dụng trong quá trình thu và phát tín hiệu của máy bộ đàm. Trong quá trình nhận tín hiệu, anten sẽ chuyển từ sóng điện từ sang dòng tần số vô tuyến. Còn khi gửi tín hiệu thì nó sẽ chuyển dòng tần số này thành sóng vô tuyến. 

- Kết hợp loa-micro: phụ kiện này có đa dạng các loại kích cỡ khác nhau, nhằm giúp người sử dụng được thuận tiện hơn mà không bị vướng mắc gì, bao gồm bộ phận giắc cắm và cài vào cổ áo hoặc túi áo của người dùng.

- Pin: dung lượng pin của máy bộ đàm được đo lường bằng đơn vị mAh. Pin của máy bộ đàm được chia thành 3 loại như sau:

+ Niken cadmium (Ni-Cd)

+ Hydride kim loại Ni (Ni-MH)

+ Li-ion

- Sạc: các đơn vị sản xuất máy bộ đàm luôn cung cấp cho người dùng một bộ sạc đi kèm máy. Ngoài ra, còn có cả trạm sạc được dùng để sạc một lúc 6 máy bộ đàm.

Công suất liên lạc của bộ đàm

Với những ai chưa biết công suất liên lạc của bộ đàm là gì, đây chính là yếu tố quan trọng nhất giúp chúng ta nhận biết được bộ đàm tầm xa có cự ly liên lạc bao nhiêu. Công suất liên lạc của bộ đàm càng cao thì khả năng liên lạc được càng xa. Thế nhưng, điều này lại kéo theo tính trạng có nhiều sản phẩm nhái sở hữu công suất cao hơn mức quy định (5W), để cố tình lừa dối người dùng ít kinh nghiệm về bộ đàm.

Bạn nên nhớ rằng, nếu sử dụng công suất liên lạc của bộ đàm lớn hơn 5W trong khoảng thời gian quá lâu sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người.

Công suất liên lạc của bộ đàm cầm tay thấp, thông thường sẽ có mức công suất tối đa là 5W*

Anten có độ lợi thu (hay còn gọi là tăng ích) thấp. Thông thường là 0dBi, độ cao của anten khi dùng chỉ khoảng 1,5m*

Dải tần số được các máy bộ đàm sử dụng là VHF: 136-174 MHz hoặc UHF: 400-470 MHz.

Để được tư vấn kỹ hơn quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH TÍN ĐỨC

Nhà nhập khẩu & phân phối hàng đầu sản phẩm chính hãng tại Việt nam
Địa chỉ: số 2 ngõ 36 Nguyên Hồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: (84-024) 37735884 – Fax: (84-024) 37735891
Website: www.tinduc.vn– Email: tdcmail@hn.vnn.vn

 

Nhận xét bài viết


(Xem mã khác)

(Vui lòng điền đầy đủ thông tin hoặc đăng nhập bằng tài khoản Facebook hoặc Gmail)


Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết này. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.

Chia sẻ facebook google zing
Chăm sóc khách khàng